Your search results

Phân quyền mạnh cho cấp xã: Cơ hội và thách thức trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Posted by Huu BĐS on Tháng 7 13, 2025
4 Comments

Phân quyền mạnh cho cấp xã: Cơ hội và thách thức trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Ngày 12/06/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 mở rộng thẩm quyền của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã. Theo đó có thể kể đến một số quy định mới về trong trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN QSDĐ), cụ thể như sau:

Thẩm quyền cấp GCN QSDĐ lần đầu

Theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 5 Nghị định 151/2025/NĐ-CP thì:

“Điều 5. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

h) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 136 và điểm d khoản 2 Điều 142 Luật Đất đai”.

Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người sử dụng đất. Đây là bước phân cấp, phân quyền sâu rộng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Về thời gian giải quyết theo quy định tại tiểu mục II Mục A Phần V Phụ lục I Nghị định 151/2025/NĐ-CP thì: “Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu là không quá 17 ngày làm việc; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu là không quá 03 ngày làm việc”.

Quy định này nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người dân, đặc biệt tại vùng nông thôn và miền núi, giúp họ tiếp cận dịch vụ công dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngoài ra, việc phân quyền này giúp giảm tải cho cấp tỉnh, đồng thời đẩy mạnh tính gần dân, sát dân trong quản lý đất đai, bởi hồ sơ được xử lý tức thì tại địa phương, người dân không phải chờ đợi qua nhiều cấp phê duyệt. Đồng thời, cơ quan cấp xã tiếp cận nhanh với hồ sơ thực tế, kịp thời phát hiện sai sót hay vi phạm, giúp tạo niềm tin cho người dân khi thực hiện thủ tục cấp GCN QSDĐ.

Bỏ yêu cầu xác nhận đất không tranh chấp

Một trong những điểm mới quan trọng của Nghị định 151 là bỏ yêu cầu người dân phải nộp giấy xác nhận đất không tranh chấp, phù hợp quy hoạch và sử dụng ổn định khi làm thủ tục cấp GCN QSDĐ lần đầu. Cụ thể, theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 151 thì:

“Ủy ban nhân dân cấp xã khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại các Điều 137, 138, 139 và 140 Luật Đất đai không phải thực hiện riêng việc xác nhận về sự phù hợp với quy hoạch, không tranh chấp, đất sử dụng ổn định”.

Điều này đồng nghĩa với việc các thủ tục hành chính liên quan đến xác nhận đất không tranh chấp được lược bỏ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình đăng ký đất đai. Việc bỏ thủ tục xác nhận đất không tranh chấp giúp người dân không phải đi lại nhiều lần để xin xác nhận từ các cơ quan liên quan, giảm bớt giấy tờ, thủ tục phức tạp.

Trước đây, khi làm hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu trên thực tiễn người dân phải nộp giấy xác nhận của UBND xã hoặc cơ quan có thẩm quyền về việc thửa đất không có tranh chấp và sử dụng ổn định. Tuy nhiên, từ 01/07/2025, theo Khoản 4 Điều 18 Nghị định 151/2025/NĐ-CP nêu trên, người dân không cần nộp giấy xác nhận này nữa, giúp tiết kiệm chi phí đi lại, công sức và giảm thiểu các khoản chi phí không chính thức có thể phát sinh.

Được lựa chọn nơi nộp hồ sơ trong địa bàn tỉnh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 151 thì:

Việc nộp hồ sơ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 21 Nghị định số 101/2024/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký được lựa chọn một trong các nơi nộp hồ sơ trên địa bàn cấp tỉnh”. Theo đó, từ ngày 01/07/2025, người dân được lựa chọn nơi nộp hồ sơ đăng ký đất đai trên địa bàn cấp tỉnh, bao gồm UBND cấp xã, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đặt tại xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh.

Cụ thể, người dân được lựa chọn một trong các nơi trên địa bàn cấp tỉnh để thực hiện đối với các trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu và trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất. Điều này giúp người dân có thể nộp hồ sơ tại địa điểm gần nhất, thuận tiện cho việc đi lại. Đối với những người chuyển vùng, đi làm xa, hoặc di cư đến địa phương khác trong địa bàn tỉnh, việc được nộp hồ sơ tại nơi mình đang sống tại tỉnh giúp họ tiếp cận dịch vụ dễ dàng. Hơn nữa còn giúp giảm tải cho các điểm tiếp nhận hồ sơ đông đúc, tránh ùn tắc, chậm trễ trong việc xử lý hồ sơ cho người dân.

Tuy nhiên, việc giao quyền cho cấp xã cũng phát sinh một số khó khăn:

Đặt ra yêu cầu về đào tạo chuyên môn của cán bộ cấp xã, cần đội ngũ cán bộ chuyên môn đủ năng lực để thẩm định hồ sơ chính xác, tránh sai sót và tiêu cực. Nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng, có thể dẫn đến sai phạm, gây hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Việc mở rộng số điểm tiếp nhận hồ sơ dễ giúp dân nộp thuận lợi, nhưng đồng thời đòi hỏi phân bổ nguồn lực, nhân sự, trang thiết bị phù hợp tại mỗi điểm. Nếu không, có thể dẫn đến tắc nghẽn, lệch tiến độ hoặc chất lượng dịch vụ không đồng đều giữa các cơ sở.

Nguy cơ quá tải tại các điểm tiếp nhận hồ sơ thuận tiện, người dân có xu hướng tập trung nộp hồ sơ tại các địa điểm thuận tiện, dễ tiếp cận, dẫn đến tình trạng quá tải, ùn tắc, kéo dài thời gian giải quyết ở một số nơi, trong khi các điểm khác lại ít hồ sơ.

Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quy định

Nâng cao năng lực cán bộ cấp xã: Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã về nghiệp vụ đất đai, thẩm định hồ sơ, xử lý tranh chấp để đảm bảo quy trình cấp GCN QSDĐ được thực hiện chính xác, minh bạch.

Đẩy mạnh công khai minh bạch thông tin đất đai: Việc công khai, minh bạch thông tin quy hoạch, tình trạng tranh chấp trên nền tảng số giúp người dân dễ dàng tra cứu, giám sát, từ đó chủ động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Tuyên truyền, hướng dẫn người dân: Cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác, đồng thời chủ động theo dõi thông tin quy hoạch, tranh chấp để giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Như vậy, quy định mới về trình tự thủ tục cấp giấy cũng như mở rộng thẩm quyền của cấp xã từ ngày 01/07/2025 theo Nghị định 151 là bước cải tiến quan trọng, giúp giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Việc phân quyền cho UBND cấp xã cũng nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, tăng cường sự gần dân, sát dân.

Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi ích và hạn chế rủi ro, cần bồi dưỡng năng lực cán bộ chuyên môn, minh bạch thông tin và trách nhiệm của chính quyền địa phương. Người dân cũng cần chủ động tìm hiểu, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, theo dõi cập nhật thông tin để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

ThS. LS. Huỳnh Thị Mỹ Hằng (Công ty Luật Anh Sĩ)

FILI

– 09:00 13/07/2025

Rao vặt miễn phí

Theo vietstock ,Link gốc : http://vietstock.vn/2025/07/phan-quyen-manh-cho-cap-xa-co-hoi-va-thach-thuc-trong-cap-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-4220-1326015.htm

( Chúng tôi chỉ trích dẫn nguồn tin từ internet )

 

Text link tài trợ:


emotionally healthy spirituality
define spirituality
difference between religion and spirituality
ignatian spirituality
quantum physics and spirituality
new age spirituality
spirituality definition
african spirituality

4 thoughts on “Phân quyền mạnh cho cấp xã: Cơ hội và thách thức trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

  • on Tháng 7 13, 2025

    I’ll be sharing this with a few friends.

  • on Tháng 7 13, 2025

    This was incredibly useful and well written.

  • on Tháng 7 13, 2025

    This gave me a whole new perspective. Thanks for opening my eyes.

  • on Tháng 7 13, 2025

    I want to to thank you for this wonderful read!! I definitely loved
    every bit of it. I have got you bookmarked to check out new stuff you post…

    Also visit my web blog :: zborakul01

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Compare Listings